GKH và GKR là gì trong DLS và Bóng đá?

Admin Mr

Game

Nếu bạn là người đam mê với các môn thể thao và đặc biệt là đam mê bóng đá. Bạn không những đam mê bóng đá trong sân cỏ mà còn đang chơi game về bóng đóa. Có thể kể đến là Dream League Soccer viết tắt là DLS. Vậy bạn đã biết GKH và GKR trong DLS nghĩa là gì chưa? Nếu chưa hãy cùng KenhTech.com tham khảo bài viết GKH và GKR trong DLS là gì nha. 

Những điều cơ bản về Dream League Soccer (DLS)

DLS hay còn được biết đến là Deam League Soccer. Đây là một game về bóng đá, cực kỳ phổ biến và ưa chuộng của những hâm mộ bóng đá. Đặc biệt là các bạn trẻ hiện nay. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu chơi, bạn cần phải nắm rõ các quy luật. Và còn cả cách thức chơi cũng như những thuật ngữ trong game. 

Đây là một game được mô phỏng hầu như chính xác cho toàn bộ cho một đội bóng trên sân. Bạn cũng phải lựa chon cho đội người quản lý, đội trưởng. Sau khi chọn đội trưởng xong, bạn nên chon các tiền đạo và tiền vệ. Bạn phải chọn cho mình những tiền đạo nhanh nhẹn . Các cầu thủ ấy sẽ giúp ích cho bạn khi tham gia các trận đấu.

Ở phía dưới bên trái màn hình, bạn sẽ nhìn thấy một joystick ảo và 3 nút điều khiển bên phải màn hình. A để thực hiện cú đá mạnh, cao. B để thực hiện cú đá nhẹ, thấp. C để thực hiện cú đá xoay khi tấn công. Khi ở thế phòng thủ, bạn sử dụng A để thực hiện cú gạt bóng, B để gây sức ép cho đối phương có bóng và C để chuyền bóng cho cầu thủ gần nhất.

Các chỉ số viết tắc dùng trong DLS:   

Các từ ngữ mà người chơi phải chú ý đến đầu tiên là thuộc tính dành cho các cầu thủ trên sân. Dưới đây là một số từ miêu tả thuộc tính của các cầu thủ trong DLS:

+ Speed (SPE): Tốc độ di chuyển trên sân.

+ Acceleration (ACC): Khả năng tăng tốc độ.

+ Stamina (STA): Thể lực của cầu thủ.

+ Condition (CON): Mức độ dễ bị chấn thương.

+ Strength (STR): Mức độ cầu thủ có thể chế ngự đối thủ trong các pha bóng và gây sức ép.

+ Trackling (TAC): Kỹ thuật xoạc bóng, tranh bóng.

+ Passing (PAS): Chuyền bóng.

+ Shooting (SHO): Sút bóng.

Tùy thuộc vào vị trí chơi trên sân, mục tiêu của đội bóng. Một số thuộc tính này có thể quan trọng hơn  số thuộc tính còn lại.  Người chơi  cần xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng các thuộc tính . Và dựa theo các cầu thủ để sắp xếp vị trí và xây dựng đội hình cho phù hợp.  

Để cho các bạn dễ hình dung. Chúng ta cùng xem ví dụ sau đây nhé. Chẳng hạn như hậu vệ nên có khả năng tranh bóng và sức mạnh tốt. Trong khi đó tiền đạo nên có chỉ số chuyền và sút bóng tốt.

Giải nghĩa GKH và GKR trong DLS là gì?

Ngoài các từ viết tắt được kể trên, các cầu thủ còn 2 thuộc tính nữa đó lad GKH và GKR. Hai từ ngữ này được sử dụng riêng và chuyên biệt cho vị trí thủ môn. Vậy cùng tìm hiểu nhé.  

GKH (Goalkeeper Handling) trong DLS

GKH có tên đầy đủ là Goalkeeper Handling. Được dịch sang nghĩa tiếng việt là khả năng xử lý bóng. Nhìn vào bạn cũng có thể hình dung được ý nghĩa của từ ngữ này. GKH là một trong những thuộc tính rất quan trọng của một cầu thủ hoặc là thủ môn.

Goalkeeper Handling thể hiện khả năng sử lý bóng của các cầu thủ trên sân cỏ trong các trận đấu. Hầu hết mọi người đều muốn các cầu thủ phải có chỉ số GKH cao, vì đều đó làm nên chiến thắng cho đội bóng. Cầu thủ nào có khả năng xử lý bóng cao thì cầu thủ đó rất có tìm năng sau này. Giúp đội bóng vươn xa hơn. 

GKR (Goalkeeper Reflexes) trong DLS

Đây là từ ngữ đặc biệt dành riêng cho vị trí thủ môn của một đội bóng. Có thể thấy vị trí thủ môn, không bao giờ là hạ nhiệt trên sân cỏ. Gánh trên vai một áp lực không hề nhẹ. Vì thế để chọn cầu thủ, người chơi cũng phải dựa vào Goalkeeper Reflexes (GKR).

Goalkeeper Reflexes được mọi người biết đến với từ viết tắt là GKR. Dịch sang nghĩa tiếng việt đó là Khả năng phản ứng của thủ môn với các cú sút bóng. Trong một trận bóng, điều mà làm nên thành công, chiến thắng cho một đội bóng là không chỉ dựa vào các cú sút bóng đầy linh hoạt. Bên cạnh đó điều thành công tiếp theo là nhờ vào sự cản bóng đến từ vị trí thủ môn.

Qua đây là có thể thấy rằng, Goalkeeper Reflexes là một trong những chỉ số rất rất quan trọng. Đây là điều đem lại thành công, chiến thắng cho đội bóng. Điển hình là chúng ta có thể thấy vai trò thủ môn cùng với chỉ số GKR trong trận sút phạt đền. Vì thế cũng cần cân nhắc GKR khi chúng ta chọn thủ môn cho đội tuyển của mình.

Các từ ngữ viết tắt được sử dụng trong DLS

Strength (STR): Mức độ cầu thủ có thể chế ngự đối thủ trong các pha bóng và gây sức ép. Chỉ số STR này gồm các chỉ số sau :

+Composure (Bình tĩnh): Ảnh hưởng đến tính chính xác khi sút và chuyền. Khả năng chọn vị trí của cầu thủ khi đội bóng tấn công. Nhận bóng khi một đường tạt đến. Ảnh hưởng đến trí thông minh nhân tạo và xác suất thành công khi sút penalty, sút phạt. Đây là chỉ số tinh thần quan trọng nhất. 

+ Long Shots (Sút xa): Ảnh hưởng đến tính chính xác và độ hiểm trong các cú sút xa

+Finishing (Dứt điểm): Ảnh hưởng đến xác suất thành bàn sau khi sút.

+ Shot Power (Lực sút): Ảnh hưởng đến vận tốc bay của bóng khi thực hiện một cú sút vào khuôn khổ khung thành. Gồm có cả sút phạt và penalty.

+ Free Kick (Đá phạt): Ảnh hưởng đến khả năng thành bàn khi đá phạt, xác suất chuyền hoặc tạt thành công trong lúc đá phạt hoặc phạt góc.

+ Acceleration (ACC) – Tăng tốc: Ảnh hưởng đến khả năng bứt tốc, thời gian từ lúc đứng yên đến khi đạt vận tốc tốc đa. Ảnh hưởng đến tốc độ của bóng khi chuyền, lốp, tạt trong quá trình đang chạy.

+Dribbling (Rê bóng) : Ảnh hưởng đến khả năng cầm bóng mà không bị lấy mất, xác suất thành công để thực hiện một skill rê bóng.

+ Long passing (Chuyền dài): Ảnh hưởng đến tính chính xác khi đi đường chuyền dài (không bao gồm chọc khe)

+ Crossing (Tạt bóng): Ảnh hưởng đến tính chính xác khi tạt, kể cả tạt thường hay tạt sệt, tạt nhanh.

+ Short Passing (Chuyền ngắn): Ảnh hưởng đến tính chính xác trong lúc chuyền ngắn và chọc khe.

+ Reactions (phản ứng): Ảnh hưởng đến khả năng phản ứng với tình huống trong lúc chuyền, sút, cản phá, khả năng phản ứng liền khi chỉ số này càng cao. 

+ Ball Control (Kiểm soát bóng ): Ảnh hưởng đến xác suất thành công lúc rê bóng khi tấn công, xác suất khi cản phá và đánh chặn (trong lúc phòng ngự).

+  Tackling (TAC) – Cản phá : Ảnh hưởng đến xác suất thành công lúc cản phá, kể cả cản phá thông thường hay xoạc bóng.

+ Heading (Đánh đầu) : Ảnh hưởng đến tính chính xác khi thực hiện đánh đầu, xác suất để thực hiện thanh công cú đánh đầu khi 2 cầu thủ cùng nhảy lên tranh bóng.

+ Handling (Bắt bóng): Ảnh hưởng đến khả năng bắt hoặc đỡ một cú sút của thủ môn. Nếu chỉ số này cao, thủ môn sẽ thường sẽ thành thạo hơn trong việc bắt bóng

+ Diving (Bay người): ảnh hưởng đến khả năng giữ gôn, bao gồm cả bắt penalty.

+ Positioning (Vị trí): Ảnh hưởng đến khả năng lựa chọn vị trí để cản phá hoặc cướp bóng trong chân của tiền đạo đối phương.

Bài viết trên đã phần nào giải thích cho các bạn về GKH và GKR trong DLS là gì. Bên cạnh đó, bài viết còn bổ sung cho các bạn một số các chỉ số về các cầu thủ. Cũng như các từ ngữ dùng trong trận đấu DLS. Hy vọng các bạn sẽ hiểu rõ hơnvề trò chơi cũng như là có khoảng thời gian chơi game hiệu quả và thư giãn nhất nhé.

Leave a Comment